Hãy cẩn thận với các bản crack TeamViewer trên mạng
Bài viết này không có ý khẳng định các bản crack TeamVIewer có chứa virus hay không. Bài viết này chỉ là ý kiến tham khảo để bạn cẩn thận hơn khi tiếp cận với các bản crack trên mạng để tránh bị các nguy cơ đáng tiếc như bị virus làm hỏng máy, mất mát dữ liệu, đánh cắp thông tin tài khoản...
Mình có một vài người bạn tìm thấy các bản crack Teamviewer trên mạng từ các diễn đàn và băn khoăn hỏi mình liệu có sử dụng được nó không và nó có hiệu quả, an toàn hay không. Như bài viết tìm TeamViewer crack, TeamViewer full mình đã đăng trước đó, các bản crack trên mạng đều có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại vào máy mà bạn khó có thể biết chắc được vì để biết chắc chắn cần có những chuyên gia về dịch ngược ở các công ty an ninh mạng dành nhiều thời gian kiểm tra giúp bạn. Ở VN mình không thấy có cơ quan nào đi kiểm tra các phần mềm crack trên mạng nên tất nhiên nếu bạn tải về thì chỉ có cách chấp nhận rủi ro. Thường các bản crack khi tải về thì phần mềm diệt virus trong máy bạn sẽ hiện cảnh báo ngay, nhưng người đăng crack cũng không quên ghi chú thích rằng do là crack nên bị nhận diện nhầm. Và sự thật là đôi khi chính người đăng crack cũng không biết nguồn gốc của các bản crack đó mà chỉ copy lại.
Còn về hiệu quả, có sử dụng được hay không, bạn có thể xem thêm các comment ở phía dưới :
- Bị đánh cắp thông tin:
Trojan/keylogger khi lây vào máy bạn có thể lấy cắp thông tin, tài khoản mật khẩu email, facebook, yahoo, skype, tài khoản ngân hàng, tài liệu, hình ảnh, văn bản trong máy của bạn.
- Bị lây nhiễm: mã độc từ máy tính của bạn có thể lây lan sang USB, ổ đĩa di động, các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính khác trong cùng mạng và tiếp tục dùng các thiết bị đó để đánh cắp thông tin của bạn.
- Bị cưỡng ép cài các phần mềm quảng cáo (adware) hoặc thực hiện các tác vụ ngầm làm chậm máy : Bạn sẽ thấy cửa sổ internet explorer khi mở lên sẽ tự động truy cập đến 1 đường link lạ nào đó, cửa sổ firefox/chrome xuất hiện các Addons lạ, thường xuyên hiện ra các quảng cáo ngoài ý muốn. Hacker cũng có thể biến máy tính của bạn thành 1 chiếc máy đào tiền ảo (như bitcoin) hay sử dụng nó để tấn công ddos một website nào đó. Điều này làm máy tính và mạng internet của bạn chạy chậm đi trông thấy.
- Bị cài backdoor & rootkit (cổng sau): Phần mềm độc hại có thể ăn sâu vào hệ điều hành máy tính và chạy ngầm ở đó trong một thời gian dài không biểu hiện gì. Đến một ngày nào đó hacker sẽ truy cập vào máy tính của bạn để làm một việc xấu nào đó.
Ngoài ra còn rất nhiều nguy cơ mà kẻ xấu có thể khai thác từ máy tính của bạn.
...
Mình có một vài người bạn tìm thấy các bản crack Teamviewer trên mạng từ các diễn đàn và băn khoăn hỏi mình liệu có sử dụng được nó không và nó có hiệu quả, an toàn hay không. Như bài viết tìm TeamViewer crack, TeamViewer full mình đã đăng trước đó, các bản crack trên mạng đều có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại vào máy mà bạn khó có thể biết chắc được vì để biết chắc chắn cần có những chuyên gia về dịch ngược ở các công ty an ninh mạng dành nhiều thời gian kiểm tra giúp bạn. Ở VN mình không thấy có cơ quan nào đi kiểm tra các phần mềm crack trên mạng nên tất nhiên nếu bạn tải về thì chỉ có cách chấp nhận rủi ro. Thường các bản crack khi tải về thì phần mềm diệt virus trong máy bạn sẽ hiện cảnh báo ngay, nhưng người đăng crack cũng không quên ghi chú thích rằng do là crack nên bị nhận diện nhầm. Và sự thật là đôi khi chính người đăng crack cũng không biết nguồn gốc của các bản crack đó mà chỉ copy lại.
Còn về hiệu quả, có sử dụng được hay không, bạn có thể xem thêm các comment ở phía dưới :
Nguy cơ mà bạn có thể gặp phải khi cài crack teamviewer
Có rất nhiều nguy cơ mà bạn có thể phải đổi mặt, ví dụ:- Bị đánh cắp thông tin:
Trojan/keylogger khi lây vào máy bạn có thể lấy cắp thông tin, tài khoản mật khẩu email, facebook, yahoo, skype, tài khoản ngân hàng, tài liệu, hình ảnh, văn bản trong máy của bạn.
- Bị lây nhiễm: mã độc từ máy tính của bạn có thể lây lan sang USB, ổ đĩa di động, các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính khác trong cùng mạng và tiếp tục dùng các thiết bị đó để đánh cắp thông tin của bạn.
- Bị cưỡng ép cài các phần mềm quảng cáo (adware) hoặc thực hiện các tác vụ ngầm làm chậm máy : Bạn sẽ thấy cửa sổ internet explorer khi mở lên sẽ tự động truy cập đến 1 đường link lạ nào đó, cửa sổ firefox/chrome xuất hiện các Addons lạ, thường xuyên hiện ra các quảng cáo ngoài ý muốn. Hacker cũng có thể biến máy tính của bạn thành 1 chiếc máy đào tiền ảo (như bitcoin) hay sử dụng nó để tấn công ddos một website nào đó. Điều này làm máy tính và mạng internet của bạn chạy chậm đi trông thấy.
- Bị cài backdoor & rootkit (cổng sau): Phần mềm độc hại có thể ăn sâu vào hệ điều hành máy tính và chạy ngầm ở đó trong một thời gian dài không biểu hiện gì. Đến một ngày nào đó hacker sẽ truy cập vào máy tính của bạn để làm một việc xấu nào đó.
Ngoài ra còn rất nhiều nguy cơ mà kẻ xấu có thể khai thác từ máy tính của bạn.
...
Viết bình luận (Cancel Reply)